Xây nhà trọn gói là một dịch vụ rất được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn tránh được những rủi ro. Vậy quy trình xây nhà trọn gói gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về quy trình xây nhà trọn gói
Có thể hiểu đơn giản, xây nhà trọn gói là bạn giao khoán toàn bộ cho một đơn vị xây dựng. Từ xin giấy phép xây dựng, tiến hành thiết kế kiến trúc và kết cấu, dự toán chi phí đến triển khai thi công thô và hoàn thiện, hoàn công, bàn giao cho chủ nhà, đều do chủ thầu thực hiện. Với dịch vụ xây nhà trọn gói, chủ nhà chỉ cần đưa ra yêu cầu, ý tưởng về ngôi nhà và cung cấp các văn bản, giấy tờ cần thiết, theo dõi quá trình làm. Còn tất cả các công việc khác đã có công ty xây dựng lo.
Cụ thể, xây nhà trọn gói bao gồm các hạng mục triển khai như sau:
Xin giấy phép xây dựng nhà
Khâu đầu tiên, công ty xây dựng sẽ tiến hành xin cấp phép xây dựng bằng cách lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà mới. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà mới bao gồm:
• Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.
• Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao công chứng CMND của chủ hộ.
• Bản vẽ thiết kế sơ bộ đóng dấu của công ty thiết kế, có chữ ký của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng.
• Giấy phép kinh doanh của đơn vị thiết kế.
• Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư của người chịu trách nhiệm thiết kế.
• Cam kết công trình liền kề.
• Cam kết tự phá dỡ công trình đối với xây nhà tạm nằm trong khu quy hoạch.
• Công văn 1/500 và bản vẽ nhà mẫu 1/500 đối với nhà trong dự án.
Công đoạn này được tiến hành nhanh gọn, chuyên nghiệp, đảm bảo đúng thời gian.
Thiết kế
Tiếp theo, công ty xây dựng sẽ tiến hành thiết kế với 2 công đoạn chính sau:
– Lên ý tưởng:
Bản chất là xác định mong muốn, nhu cầu sử dụng của gia chủ: Quy mô xây dựng? Định hướng phong cách? Nguồn tài chính có thể đầu tư?… Sau đó, kiến trúc sư sẽ tư vấn ý tưởng thiết kế sao cho tối ưu công năng sử dụng, và đưa ra các giải pháp giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, thi công xây dựng.
– Thiết kế sơ bộ:
Dựa trên những quy định của cơ quan thẩm quyền địa phương và ý tưởng đã chốt với gia chủ. Kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế sơ bộ. Tức là lập tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, kết cấu công trình cùng hệ thống điện, nước,… giải pháp nội thất. Đồng thời, tính toán các thông số kỹ thuật cơ bản của ngôi nhà. Như: diện tích tổng ngôi nhà, diện tích sàn của các phòng chức năng,... Sau đó trình bày, chỉnh sửa và thống nhất bản thiết kế.
Dự toán chi phí
Xây nhà trọn gói bao gồm những hạng mục chi phí sau:
• Chi phí trực tiếp: Nguyên vật liệu, nhân công và máy thi công.
• Chi phí thiết bị: Các loại máy phục vụ như máy điều hòa, ánh sáng, máy phát, thiết bị điện, nước, chống sét, camera quan sát. Các thiết bị nội thất bao gồm: Tủ, bàn ghế, thiết bị vệ sinh, xử lý nước thải,…
• Chi phí quản lý dự án: Là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý. Từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện cho tới khi hoàn thiện, bàn giao vào sử dụng.
• Chi phí khác: Là chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng.
Triển khai thi công
Gồm 3 phần chính là:
• Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: Tổ chức giải phóng mặt bằng bằng việc sử dụng các công cụ máy móc cần thiết.
• Thi công xây thô: Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công, tác động trực tiếp đến chất lượng công trình. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong bản vẽ xây dựng, cần được đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ.
• Thi công hoàn thiện: Đây là những bước cuối cùng để hoàn thiện công trình. Bao gồm công việc ốp nát nền, tường nhà, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, nội thất,... theo yêu cầu của gia chủ.
Công tác nghiệm thu & bảo hành
Nghiệm thu là bước so sánh, đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế xây dựng với ngôi nhà thi công thực tế. Được thực hiện giữa nhà thầu, kỹ sư giám sát và gia chủ sau khi ngôi nhà đã hoàn thành. Sau khi hoàn thiện, ngôi nhà được bàn giao cho gia chủ để đi vào quá trình sử dụng.
Hoàn công
Khâu cuối cùng trong xây nhà trọn gói gồm những gì đó là hoàn công. Công ty xây dựng sẽ tư vấn và hỗ trợ gia chủ chuẩn bị thủ tục, các giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật để hoàn thành trọn vẹn công trình.